Triệu chứng thường gặp và đâu là cách điều trị viêm mào tinh hoàn tốt nhất là thắc mắc chung của nhiều nam giới trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh. Thực tế, tình trạng này có thể được phục hồi hiệu quả, an toàn nếu phát hiện kịp thời và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp.
Viêm mào tinh hoàn và triệu chứng nhận biết
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng mào tinh hoàn sưng đau dữ dội, có thể dẫn đến sưng cả tinh hoàn. Cụ thể, mào tinh hoàn là một ống nằm phía sau tinh hoàn, thực hiện chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Hiện tượng viêm xảy ra khi vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, chẳng hạn như chlamydia hoặc lậu cầu.
Xem thêm: # Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì?
Tình trạng này có nguy cơ xuất hiện ở nam giới trong mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là giai đoạn 20 – 40 tuổi. Hầu hết các trường hợp đều có khả năng cải thiện hiệu quả sau khi dùng thuốc kháng sinh.
Tình trạng này thường chỉ bắt đầu với một vài triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nếu người bệnh không phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời, viêm có thể tiến triển nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như sau:
- Sốt nhẹ.
- Ớn lạnh.
- Đau vùng xương chậu.
- Đau tinh hoàn.
- Khó chịu vùng bụng dưới.
- Bìu bị đỏ và có cảm giác ấm.
- Xuất hiện các hạch bạch huyết ở háng.
- Đau khi quan hệ tình dục và xuất tinh.
- Đau khi đi tiểu hoặc đại tiện.
- Tiểu gấp và thường xuyên.
- Dương vật tiết dịch bất thường.
- Xuất hiện máu trong tinh dịch.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn cũng giống như viêm tinh hoàn hay bất cứ một căn bệnh viêm nhiễm nào tại cơ quan sinh dục. Thông thường, sẽ có những nguyên nhân chính như sau để có thể tìm ra cách điều trị viêm mào tinh hoàn tốt:
Xem thêm: # Viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?
- Các bệnh lây truyền đường tình dục
Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm mào tinh hoàn, trong đó bệnh lậu và chlamydiac chiếm tỷ lệ cao nhất. Những yếu tố này có thể dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo, lan xuống ống dẫn tinh, cuối cùng là mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn, gây viêm.
- Nhiễm trùng không lây truyền qua đường tình dục
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh lao có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể và mào tinh hoàn cũng không phải ngoại lệ.
Trẻ em cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn nhưng thường xuất phát từ các nguyên nhân khác với người lớn. Cụ thể như sau:
- Chấn thương trực tiếp.
- Nhiễm trùng đường tiểu lây lan đến niệu đạo và mào tinh hoàn.
- Trào ngược nước tiểu vào mào tinh hoàn.
- Xoắn mào tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn điều trị thế nào?
Nếu áp dụng đúng cách điều trị viêm mào tinh hoàn, bệnh có thể khỏi, đặc biệt đối với tình trạng cấp tính thường chỉ cần dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: # Điều trị viêm mào tinh hoàn
Đối với tình trạng viêm mào tinh hoàn, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra thể chất để xem xét mức độ sưng đau và phát hiện hạch bạch huyết vùng bẹn. Ngoài ra, dịch tiết bất thường từ dương vật cũng được mang đi xét nghiệm nhằm chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tiếp theo đó, một vài thủ tục có thể được yêu cầu thực hiện để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Quá trình điều trị viêm mào tinh hoàn tập trung vào hai mục tiêu chính là loại bỏ nhiễm trùng và làm dịu các triệu chứng. Một số cách điều trị viêm mào tinh hoàn được áp dụng phổ biến bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng từ 4 – 6 tuần đối với tình trạng viêm mào tinh hoàn mãn tính.
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Codeine hoặc morphine.
Với những phương pháp này, thời gian để cơn đau biến mất hoàn toàn kéo dài khoảng từ vài tuần đến 3 tháng. Ngoài ra, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, không thể cải thiện triệu chứng khi dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định điều trị xâm lấn.
Xem thêm: # Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi các cách điều trị viêm mào tinh hoàn khác không mang lại hiệu quả. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tinh hoàn tùy theo từng mức độ viêm.
Trong trường hợp cơn đau ở bìu tiến triển dữ dội kèm sốt cao, nam giới cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị, người bệnh phải dùng hết toàn bộ liệu trình kháng sinh để, ngay cả khi cảm thấy không có triệu chứng. Sau khi dùng hết thuốc, nam giới nên đến bác sĩ để được tiến hành kiểm tra, đảm bảo nhiễm trùng đã hết hoàn toàn, tổn thương đã được phục hồi tuyệt đối.
Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm mào tinh hoàn cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra, dưới đây là một số biện pháp nam giới có thể tham khảo, áp dụng để hạn chế nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn:
- Sử dụng bao cao su khi giao hợp để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
- Không nên quan hệ tình dục với nhiều người.
- Cắt bao quy đầu.
- Thường xuyên khử trùng và làm sạch khu vực vệ sinh chung sau khi sử dụng.
- Tiêm phòng lao.
- Tiến hành điều trị kịp thời đối với viêm mào tinh hoàn cấp tính để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng mãn tính.
Mọi thắc mắc về cách điều trị viêm mào tinh hoàn, xin hãy liên hệ số Hotline: 03.53.35.52.52 của phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi để được tư vấn cụ thể.