Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mở cửa: 8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ lễ)

Cơ sở khám phụ khoa

“ Uy Tín Hàng Đầu Hà Nội ”

Tư vấn miễn phí:

035.335.52.52
*Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

  • Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Có 3 loại xét nghiệm liên quan đến HIV, đó là xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị.

Xem thêm: # Hiv lây qua đường máu

  • Đối với các xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện với sinh phẩm xét nghiệm nhanh HIV hoặc kỹ thuật miễn dịch đánh dấu.
  • Với xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV gồm 2 phương pháp chính là xét nghiệm huyết thanh học và xét nghiệm sinh học phân tử.

hiv-am-tinh-52nguyentrai

Xét nghiệm theo dõi điều trị đo tải lượng virus HIV tồn tại trong máu sau khi áp dụng điều trị để theo dõi tiên lượng hiệu quả điều trị trên từng bệnh nhân.

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

  • Ý nghĩa: Là tại thời điểm xét nghiệm, người xét nghiệm không mang trong mình virus HIV hoặc xét nghiệm chưa phát hiện được virus trong cơ thể người xét nghiệm
  • Độ chính xác: Không phải là tuyệt đối. Bất kỳ xét nghiệm nào cũng có chỉ số sai số cho phép và xét nghiệm HIV cũng vậy. Quan trọng hơn, khi nhiễm virus HIV, phải mất 3 đến 6 tháng để cơ thể sản xuất ra kháng thể, đây được xem là giai đoạn cửa sổ, nên ở thời điểm này có thể xét nghiệm sẽ cho kết quả âm tính.
  • Nếu thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV và nghĩ rằng mình đang trong thời kỳ “cửa sổ” thì hãy làm xét nghiệm lại để khẳng định chắc chắn mình có bị nhiễm HIV hay không.

Xem thêm: # Hiv âm tính là gì?

Ai nên xét nghiệm HIV?

Các chuyên gia khuyến khích tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13–64 nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Nếu chẳng may nhiễm virus HIV, phát hiện sớm sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần điều trị tốt hơn đồng thời có những biện pháp đề phòng lây truyền HIV cho người khác.

Với những người có nguy cơ cao hơn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm HIV âm tính trong lần cuối cùng hoặc xét nghiệm đã được thực hiện hơn một năm trước, và thuộc một trong số những người dưới đây thì bạn nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:

  • Người có quan hệ đồng tính nam.
  • Đã có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo với một người dương tính với HIV.
  • Đã quan hệ với nhiều người kể từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật dụng khác như nước hoặc bông y tế với người khác.
  • Đã từng bán dâm.
  • Đã từng được chẩn đoán hoặc điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Đã được chẩn đoán hoặc điều trị lao, viêm gan virus C
  • Đã có quan hệ tình dục với một ai đó có ít nhất một trong các đặc điểm kể trên.

Xem thêm: # Hiv có thuốc chữa chưa?

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm HIV để có thể bắt đầu điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Khi một phụ nữ được điều trị HIV sớm trong thai kỳ, nguy cơ truyền HIV sang em bé thường rất thấp.

khong-the-phat-hien-hiv-ngay-lap-tuc

Hầu như không thể phát hiện nhiễm HIV ngay lập tức

Cách phòng tránh bệnh HIV

Dựa trên các con đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng tránh bệnh HIV như sau:

Cách tốt nhất để phòng tránh HIV là không tiêm chích ma túy.

Thực hiện một lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thuỷ một vợ một chồng.

Đối với trường hợp quan hệ tình dục với đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV hay không thì bạn nên thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách; không để dịch sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo của bạn tình tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình trong khi quan hệ tình dục.

Với những người trẻ, không quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là cách phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục có hiệu quả.

Xem thêm: Hiv nổi hạch ở đâu?

Chỉ nên truyền máu và các chế phẩm máu khi thật sự cần thiết; nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…

Khi biết một người đã nhiễm HIV nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người đó.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải răng, bấm móng tay, dao cạo,..

Phụ nữ nhiễm HIV tốt nhất không nên mang thai, bởi tỷ lệ lây truyền HIV sang cho thai nhi là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp đã có thai thì nên đến cơ sở y tế để khám thai và được tư vấn cách xử lý.

Xem thêm: # Hiv ag/ab

Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 024.33.99.52.52 - 03.56.56.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu Virus HIV lây truyền qua đường máu do: Xem thêm: # Hiv có ngứa không? Truyền máu không được...

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa? luôn là câu hỏi mà các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mong có được câu trả lời. Hiện nay có...

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu? Chào Bác sĩ, tôi là nam, năm nay 27 tuổi, khoảng hơn 1 tháng trước tôi có lỡ quan...

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab là gì? Xét nghiệm HIV ag/ab combo là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh HIV do công ty Abbott phát triển....

Hiv có ngứa không?

Hiv có ngứa không?

Hiv có ngứa không? Phát ban HIV là một trong các dấu hiệu sớm báo hiệu người bệnh bị nhiễm HIV trong giai đoạn...

Hiv có chết không?

Hiv có chết không?

Trước kia HIV được coi là căn bệnh đáng sợ, vô phương cứu chữa, gieo rắc cái chết cho những người xung quanh nhưng...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước