Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mở cửa: 8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ lễ)

Cơ sở khám phụ khoa

“ Uy Tín Hàng Đầu Hà Nội ”

Tư vấn miễn phí:

035.335.52.52
*Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Hiv là gì?

  • Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

HIV/AIDS là gì?

HIV là gì? (Viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi tắt của một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

benh-HIV-AIDS-là-gì-1

AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải.(*). Đây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV (**). HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong

Đường lây HIV/AIDS

Vi rút lây truyền qua đường nào? Đã xác định chắc chắn vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường sau:

Xem thêm: # HIV từ đâu ra?

con-duong-lay-nhiem-hiv-AIDS-1

  • Lây truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc…
  • Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn tình mà không biết họ có nhiễm  HIV hay không; Sử dụng bao cao su không thường xuyên và không đúng cách; Quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và khi cho con bú.

* Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm HIV hay không? Chỉ có làm xét nghiệm HIVmới xác định được có bị nhiễm hay không bị nhiễm HIV.

Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

hiv-lay-nhiem-tu-me-sang-con

Như chúng ta đã biết, ngoài lây truyền qua đường máu và đường tình dục thì lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Khi mang thai, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 25 – 40%. Qua nghiên cứu của WHO trên 100 bà mẹ mang thai có HIV (không được can thiệp) cho thấy 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có nghĩa, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm.

Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,4%, với số trẻ sinh ra hàng năm là 1,5 triệu đến 2 triệu thì mỗi năm có khoảng 6000 trẻ sinh ra có phơi nhiễm với HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36% (25% – 40%).

Lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai

Sự lây truyền HIV qua con đường này có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai mới được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy có tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần.

lay-truyen-hiv-trong-thoi-ky-mang-thai

Các nhà khoa học đã tìm thấy HIV trong gan, thận, não của bào thai 13 tuần tuổi của người mẹ nhiễm HIV. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy có các bất thường về tổ chức học, đặc biệt ở não và tuyến hung của các bào thai nhiễm HIV. Ở một số trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV đã có các rối loạn miễn dịch, đặc biệt là sự bất thường về số lượng tế bào CD4 cho thấy có sự lan truyền HIV rất sớm từ mẹ sang con. Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai qua bánh rau. Các nhà chuyên môn còn gọi đây là kiểu “lây truyền dọc”.

Vai trò của bánh rau trong việc lây truyền HIV trong tử cung rất phức tạp và còn nhiều điểm chưa rõ. Cấu trúc và đặc điểm chức năng của bánh rau thay đổi theo tiến triển của thai nghén. Bình thường, mặt bánh rau có cấu tạo đặc biệt, bao gồm nhiều “màng ngăn”. Các vách ngăn này có chức năng như các “hàng rào” bảo vệ, chỉ “cho phép” những gì tinh túy nhất của người mẹ như chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, kháng thể… được đi qua để sang nuôi dưỡng bào thai, chứ không cho vi khuẩn, virut… chui sang để gây hại cho thai nhi. Như vậy, thông thường nhờ có bánh rau nên cho dù có nhiễm virut ở mẹ thì virut cũng bị màng ngăn của rau thai chặn lại và không truyền qua thai được.

Tuy nhiên, khi bánh rau có vấn đề như bị nhiễm khuẩn (làm tổn hại đến vách ngăn này) hoặc bề dày của bánh rau (vách ngăn) mỏng đi vào nửa sau thai kỳ, HIV tự do hay nằm trong các tế bào dễ dàng di chuyển qua bánh rau vào thai nhi. Khoảng 20- 30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là bị lây truyền qua bánh rau. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng, mẹ bị sơ nhiễm HIV trong khi đã có thai (khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao) hoặc nếu mẹ đã mang thai rồi mới bị nhiễm HIV thì nguy cơ lây truyền HIV sang con qua bánh rau tăng lên. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên.

Lây truyền HIV trong khi sinh

Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ. Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo (nuốt nước ối, virut trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV)  hoặc do sự trao đổi máu mẹ – thai nhi khi chuyển dạ (ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ). Có khoảng 50- 60% số trẻ em bị lây truyền HIV trong giai đoạn này. Tuy nhiên nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn…

lay-truyen-hiv-trong-khi-sinh

Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian này trên 4 giờ. Các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.

Nghiên cứu các trẻ sinh đôi, sinh ba… của các bà mẹ bị nhiễm HIV cho thấy, đứa trẻ sinh ra trước thường có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn đứa trẻ sinh ra sau (đứa trẻ ra trước tiếp xúc trực tiếp với nhiều dịch tiết âm đạo có chứa HIV của mẹ nhiều hơn, nên nguy cơ bị nhiễm HIV lớn hơn so với đứa ra sau). Cũng vì lý do này mà một số chuyên gia cho rằng, việc rửa âm đạo khi chuyển dạ bằng các chất diệt virut vừa không gây nguy hại cho mẹ và thai nhi vừa làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi sinh.

Lây truyền HIV trong quá trình cho con bú

Sau khi sinh, trẻ vẫn có thể nhiễm HIV trong quá trình bú sữa mẹ, vì lúc này virut HIV dễ dàng truyền sang cơ thể bé qua các vết nứt ở núm vú của người mẹ khi trẻ đang mọc răng, bị tổn thương ở niêm mạc miệng hay HIV trong sữa mẹ có thể lây sang con theo đường tiêu hóa. Thời gian bú mẹ càng dài, trẻ càng có nhiều nguy cơ nhiễm HIV hơn. Do vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế.

lay-truyen-hiv-trong-qua-trinh-cho-con-bu

Để phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để biết mình có bị nhiễm HIV hay không và nếu bị nhiễm HIV sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc dự phòng sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Xem thêm: # Hiv có mấy giai đoạn?

Biện pháp can thiệp HIV

Những phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIVcó kết quả dương tính cần được theo dõi liên tục và can thiệp đúng quy trình nhằm làm giảm tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm HIV cho những trẻ sinh ra từ các bà mẹ này:

bien-phap-can-thiep-hiv-som

Được giới thiệu, chuyển gửi tới các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho người lớn để đánh giá về lâm sàng (nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng) và xét nghiệm (đồng nhiễm viêm gan B/C, các xét nghiệm cơ bản, số lượng tế bào CD4). Nếu đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc kháng virus ARV theo Hướng dẫn Quốc gia về chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS, tiến hành điều trị bằng ARV cho những phụ nữ này (chú ý sử dụng các thuốc không ảnh hưởng tới thai nhi: ví dụ không sử dụng EFV, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ).

Xem thêm: # Hiv prep

Với những phụ nữ mang thai HIV(+), tình trạng lâm sàng và miễn dịch còn tốt, cần tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ – dùng thêm liều đơn NVP 20mg vào tuần thai thứ 14 hoặc ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thứ 14. Đồng thời, cứ 3 tháng một lần, kiểm tra CD4, nếu số lượng CD4 giảm < 350TB/mm3 thì bắt đầu điều trị ARV bằng phác đồ AZT + 3TC + EFV.

Theo dõi, quản lý có hệ thống và đưa ra các quyết định can thiệp phù hợp có hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

  • Các can thiệp trước sinh: tư vấn xét nghiệm HIV, sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bổ sung vitamin, sắt, dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, sử dụng ARV để điều trị cho mẹ hoặc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con… là những biện pháp hết sức cần thiết và hiệu quả làm giảm tỷ lệ lây truyền mẹ con.
  • Các can thiệp trong khi sinh: với những phụ nữ chưa tiếp cận các can thiệp trước sinh, cần tư vấn xét nghiệm nhanh HIV, nếu dương tính thì sử dụng phác đồ ARV dự phòng Lây truyền mẹ contheo hướng dẫn, tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn… cân nhắc chỉ định mổ lấy thai, nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh.
  • Can thiệp sau sinh: chủ yếu là tư vấn cho người mẹ về những lợi ích và nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Tốt nhất là nuôi trẻ bằng sữa thay thế nếu có điều kiện. Trường hợp không có điều kiện sử dụng sữa thay thế, cần hướng dẫn người mẹ cho bú hoàn toàn trong thời gian đầu, sau đó cai sữa sớm chuyển ăn dặm ngay khi có thể để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ. Trẻ cần được giới thiệu và chuyển gửi tới các phòng khám ngoại trú cho trẻ em để theo dõi và điều trị ARV.

Xem thêm: # Hiv có chữa được không?

? Được Sở_Y_Tế Hà Nội cấp phép hoạt động với hệ thống phòng ốc đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn, là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản với hơn 1O năm thành lập và phát triển.

? Địa chỉ “vàng” thăm khám phụ khoa. Ưu thế của phòng khám:

✅ Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng từ chẩn đoán đến điều trị.

✅ Phương pháp điều trị linh hoạt, vừa điều trị vừa phục hồi.

✅ Dịch vụ y tế chất lượng cao.

✅ Tư vấn và đặt hẹn 24/7.

✅ SĐT : 03.53.35.52.52

? Website: https://52nguyentrai.com/

? Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

? Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội

? Thời gian làm việc: từ 8h-20h tất cả các ngày trong tuần

? Thời gian tư vấn: từ 6h30-23h tất cả các ngày trong tuần

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 024.33.99.52.52 - 03.56.56.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu Virus HIV lây truyền qua đường máu do: Xem thêm: # Hiv có ngứa không? Truyền máu không được...

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Xét nghiệm HIV âm tính là gì? Có 3 loại xét nghiệm liên quan đến HIV, đó là xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm chẩn...

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa? luôn là câu hỏi mà các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mong có được câu trả lời. Hiện nay có...

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu? Chào Bác sĩ, tôi là nam, năm nay 27 tuổi, khoảng hơn 1 tháng trước tôi có lỡ quan...

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab là gì? Xét nghiệm HIV ag/ab combo là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh HIV do công ty Abbott phát triển....

Hiv có ngứa không?

Hiv có ngứa không?

Hiv có ngứa không? Phát ban HIV là một trong các dấu hiệu sớm báo hiệu người bệnh bị nhiễm HIV trong giai đoạn...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước