Xuất tinh ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Vậy, nam giới phải làm gì khi xuất tinh ra máu? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, máu lẫn trong tinh trùng là biểu hiện bệnh nam khoa nguy hiểm và cần được xử lý nhanh chóng, tránh biến chứng vô sinh hiếm muộn. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Xuất tinh ra máu khi nào là dấu hiệu bệnh lý?
Tinh dịch bình thường khi xuất ra có màu trắng đục như sữa, hơi đặc dính nhẹ. Do chế độ ăn uống hoặc một số yếu tố tác động, tinh dịch có thể chuyển sang màu vàng ngà. Xuất tinh ra máu khi tinh dịch màu hồng, đỏ nhận thấy bằng mắt thường hoặc có sợi máu, đốm máu nhỏ. Đôi khi xuất tinh ra máu thì tinh dịch có màu nâu do máu đã hòa lẫn từ lâu và ngả màu.
Xem thêm: # Hiện tượng xuất tinh ra máu tươi
Không phải tất cả các trường hợp xuất tinh ra máu đều nhận thấy bằng mắt thường. Khi lượng máu trong tinh dịch quá ít, chỉ có xét nghiệm tinh dịch tìm dấu vết hồng cầu và tế bào máu mới có thể phát hiện. Tình trạng xuất tinh ra máu thường không kéo dài lâu và thường tự khỏi sau một vài ngày, tuy nhiên có thể tái phát nếu nguyên nhân gây ra chưa được khắc phục.
Làm gì khi xuất tinh ra máu? Khi phát hiện tình trạng xuất tinh ra máu, để kiểm tra và tìm nguyên nhân dễ dàng hơn, người bệnh nên tiếp tục theo dõi tần suất xuất hiện và các bất thường liên quan. Đặc biệt các triệu chứng đi kèm sau có thể báo hiệu nguy cơ bệnh lý như:
- Tiểu buốt.
- Sốt nhẹ.
- Cảm giác đau khi xuất tinh.
- Máu đồng thời lẫn trong nước tiểu.
- Hiện tượng đau, sưng ở vùng tinh hoàn, bẹn, bìu.
- Đau bụng dưới.
- Đau lưng dưới.
Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp xuất tinh ra máu không phải do bệnh lý nghiêm trọng, nhất là xảy ra ở nam giới dưới 40 tuổi và không đi kèm triệu chứng bất thường khác. Mức độ nguy hiểm của tình trạng xuất tinh ra máu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, đôi khi việc xác định nguyên nhân là không dễ dàng.
Xem thêm: # Hiện tượng xuất tinh ra máu
Cụ thể, những nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng khi xuất hiện triệu chứng xuất tinh ra máu như sau:
- Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất tinh ra máu, tình trạng viêm nhiễm này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau của hệ sinh sản nam, phổ biến nhất là viêm đường dẫn tinh, viêm túi tinh, viêm niệu đạo,…
Sự tấn công của vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc, kích thích viêm dẫn tới xung huyết và phù nề. Khi đó, tác động lực nhỏ có thể gây vỡ mạch máu và chảy máu, máu lẫn trong tinh trùng theo đường vận chuyển ở túi tinh, niệu đạo hay tuyến tiền liệt sẽ gây ra tình trạng xuất tinh ra máu.
Xem thêm: # Tìm hiểu về xuất tinh ra máu
Làm gì khi xuất tinh ra máu? Đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, điều trị viêm nhiễm sớm thường không để lại biến chứng gì, tình trạng xuất tinh ra máu cũng biến mất.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng máu máu nhỏ nối từ cổ bàng quang đến sau niệu đạo bị nở rộng, việc xuất tinh khiến niệu đạo co thắt mạnh dẫn đến đứt tĩnh mạch nhỏ. Máu theo các đường này chảy ra ngoài lẫn với tinh dịch.
- Ung thư
Ung thư ở các bộ phận sinh dục và tiết niệu đều có thể gây ra tình trạng xuất tinh có máu. Đây là những bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, xuất tinh ra máu là triệu chứng của các rối loạn hoặc bệnh lý toàn thân như: chứng máu khó đông, rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, viêm gan mạn tính, xơ gan,… Như vậy, xuất tinh ra máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, khi điều trị từ nguyên nhân, triệu chứng này cũng không còn xuất hiện.
Điều trị xuất tinh ra máu như thế nào?
Điều trị xuất tinh ra máu cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, phương pháp điều trị xuất tinh ra máu gồm:
Xem thêm: # Bệnh gì xuất tinh ra máu
- Điều trị nội khoa
Trường hợp viêm nhiễm khuẩn dùng thuốc kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ và kết hợp với thuốc chống viêm. Các nguyên nhân toàn thân sử dụng thuốc điều trị các bệnh toàn thân.
- Điều trị ngoại khoa
Được chỉ định trong các bệnh lý như tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh; giãn tĩnh mạch niệu đạo; các bệnh ung thư ở giai đoạn sớm còn chỉ định phẫu thuật.
Biện pháp hỗ trợ điều trị xuất tinh ra máu
Bên cạnh các phương pháp được bác sĩ chỉ định, nam giới cũng cần chú ý tới việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị. Bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:
Xem thêm: # Xuất tinh ra máu có con được không?
- Giữ vùng kín khô thoáng, mát mẻ.
- Vệ sinh vùng kín ít nhất 1 – 2 lần/ngày.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.
- Không lạm dụng xà phòng và chất tẩy rửa.
- Cắt tỉa lông mu gọn gàng.
Xuất tinh ra máu có thể gây tâm lý lo lắng ở nam giới, tuy nhiên đa phần các trường hợp xuất tinh ra máu đều lành tính có thể tự khỏi, nhưng lại hay tái phát. Ngoài ra có một số trường hợp do các nguyên nhân ác tính. Phải làm gì khi xuất tinh ra máu? Điều cần làm là nên đi khám sớm tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời giúp giảm thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và giảm tái phát.
Xem thêm: # Xuất tinh ra máu uống thuốc gì?
Mọi thông tin cần tư vấn, hãy liên hệ tới số Hotline: 03.53.35.52.52 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được giải đáp và đặt lịch thăm khám online miễn phí.